Văn hóa ở Tỉnh Aichi
Lễ hội Hoa (Hana Matsuri) ở Okumikawa
Lễ hội Hoa (Hana Matsuri) là gì?
Lễ hội Hoa (Hana Matsuri) là một lễ hội của vùng Okumikawa được du nhập bởi các tăng binh từ Kumano và các thầy tu từ Kagahakusan vào cuối thời Kamakura và Muromachi, lễ hội kéo dài suốt đêm cùng với lời khấn "teehohe, tehohe!" Sự kiện này là một nghi lễ Shimotsuki Kagura để cầu nắng vào những ngày đông chí. Nghi lễ này có lịch sử trải dài hơn 700 năm và tiếp tục diễn ra cho tới ngày nay tại khu vực sông Tenryu.
Người ta cho rằng lễ hội này ban đầu chủ đạo là nghi thức yutate (nghi thức thanh tẩy bằng nước đun sôi) và kiyome (thanh tẩy), nhưng sau đó lễ hội có thêm một số yếu tố vay mượn từ Ise Kagura vàSuwa Kagura khi người dân địa phương mở rộng lễ hội, và có thể đã trở thành nghi thức như ngày nay từ khoảng 400 năm trước.
Khi đó, lễ hội được gọi là Okagura, là một lễ hội rất hoành tráng bao gồm 130 buổi nhảy múa theo nghi lễ kéo dài 7 ngày và 7 đêm. Để huy động khối lượng tiền bạc và công sức khổng lồ phục vụ cho quy mô to lớn của lễ hội, 100 ryo vàng (tổng cộng khoảng 3,75 kg) và 100 kiện gạo trắng (tổng cộng khoảng 6.000 kg) được chuẩn bị sẵn sàng, và một số lượng lớn khác được dự trữ trong Rừng Kagura-bayashi trong trường hợp cần thiết. Cứ 7 hoặc 20 năm một lần, dân cư các vùng thường tụ tập để tổ chức lễ hội này, tuy nhiên lễ hội Hoa (Hana Matsuri) trọng đại ngày nay đã được rút ngắn với lễ Okagura được giản lược trong vòng một ngày một đêm. Lý do tại sao người Okagura was đổi tên lễ hội Hoa (Hana Matsuri) vẫn là một bí ẩn, và có khoảng mười cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của tên "Hana", trong tiếng Nhật được viết với ký tự có nghĩa là "Hoa".
Lễ hội bắt đầu với việc quét dọn hanayado (nơi tổ chức nghi lễ), và kéo dài cả ngày với nghi thức kami-mukae (nghi thức chào thần); yutate (nghi thức thanh tẩy bằng nước đun sôi); điệu múa myodo; điệu múa thanh thiếu niên; điệu múa trẻ em; điệu múa oni (quỷ thiện Nhật Bản); nghi thức ban phước lành của Negi (thần chủ), Miko (vu nữ đền thờ) và thần Okina (các cụ già); điệu nhảy của các cậu bé; yubayashi (nghi thức thanh tẩy bằng nước nóng); và kamigaeshi (nghi lễ chào đón thần trở lại), các nghi thức diễn ra liên tiếp không có thời gian ngắt quãng.
Lễ hội này, bao gồm hàng loạt các nghi thức triệu thần, cầu khấn (cầu khấn các vị thần), tẩy uế và nghi thức cầu nguyện sự thanh lọc tái sinh, được công nhận là Di sản Văn hoá dân gian phi vật thể quan trọng cấp Quốc gia vào năm 1976, và diễn ra náo nhiệt hàng năm từ tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau tại 15 địa điểm của quận.
Chương trình Sự kiện Lễ hội Hoa (Hana Matsuri)
Tên thị trấn | Tên khu vực | Địa điểm và Thời gian tổ chức sự kiện |
---|---|---|
Toei | (1) Kobayashi | Sân đền Kobayashi Suwa Thứ bảy thứ 2 của tháng 11 |
(2) Misono | Hội trường Misono Thứ bảy và Chủ nhật thứ 2 của tháng 11 |
|
(3) Higashisonome | Nhà Dưỡng lão Higashisonomeso Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 11 |
|
(4) Tsuki | Hội trường Tsuki Ngày 22 và 23 tháng 11 (ngày lễ) |
|
(5) Ashikome | Hội trường Ashikome Thứ bảy và Chủ nhật thứ 4 của tháng 11 |
|
Toyone | (12) Sakauba | Khu vực nhảy múa của Đền thờ Hachiman Thứ bảy và Chủ nhật thứ 4 của tháng 11 |
Toei | (6) Kouchi | Sân đền Kouchi Nagamine Thứ bảy và Chủ nhật cuối cùng của tháng 11 |
(7) Nakashitara | Khu vực nhảy múa Nakashitara Hana Matsuri (trước Trung tâm Kaizen Nakashitara) Thứ bảy và Chủ nhật đầu tiên của tháng 12 |
|
(8) Nakanzaki | Nhà dưỡng lão Meijuso Chủ Nhật thứ 2 của tháng 12 |
|
Shitara | (15) Tsugu | Đền Shiratori Ngày 2 và 3 tháng 1 |
Toei | (9) Futto | Hội trường Futto Ngày 2 và 3 tháng 1 |
Toyone | (13) Shimokurokawa | Hội trường Honobono Ngày 2 và 3 tháng 1 |
(14) Kamikurokawa | Khu vực nhảy múa Đền Kumano Ngày 3 và 4 tháng 1 |
|
Toei | (10) Shimoawashiro | Trung tâm Shimoawashiro Seikatsu Kaizen Thứ bảy trước ngày Lễ Thành Nhân (ngày thứ hai thứ 2 của tháng 1) và ngày Chủ nhật sau đó |
(11) Fukawa | Hội trường Fukawa Thứ bảy và Chủ Nhật đầu tiên của Tháng 3 |
|
Toyone | Makuro | Tạm nghỉ |
Yamauchi | Tạm nghỉ |
Các sự kiện chính
Cả các điệu múa và nghi lễ Thần đạo đều đóng vai trò chủ chốt, còn tên và phong cách của các điệu múa có thể khác nhau tùy theo vùng miền.
Takibarai (Nghi lễ Thác nước)Một thác nước được thanh tẩy, và người ta lấy “nước thánh” từ đây để sử dụng trong nghi thức yutate.
(Nghi lễ này là một nghi thức misogii, hay còn gọi là thanh tẩy bằng nước.)
Sau nghi lễ takibarai, nước từ thác nước được đun sôi để sử dụng trong nghi thức thanh tẩy bằng nước đun sôi, tiếp sau đó là lễ cúng cầu khấn các thần linh ghé thăm.
Điệu múa này được thực hiện bởi những thanh niên mang quạt giấy và chuông.
Người ta mang cỏ tre khi nhảy theo phong cách Onyu.
Trong điệu múa này, hai vũ công trẻ mang theo đạo cụ của nghi thức - quạt giấy, gươm gỗ, gươm sắt - và dậm chân mạnh xuống nền quanh khu vực nhảy múa.
Trẻ em có thể tham gia vào điệu múa này từ lúc 3 hoặc 4 tuổi. Tên của điệu múa này, có nghĩa là "vũ điệu hoa", xuất phát từ những mũ đính hoa đội trên đầu các vũ công. Điệu múa Hana-no-mai, những đạo cụ như quạt giấy, khay hoặc bình nước sẽ thay đổi theo lứa tuổi của trẻ em.
Yamami Oni là quỷ thần đầu tiên (quỷ thiện Nhật bản) xuất hiện. Quỷ thần này tách núi và nỗ lực giúp người chết sống lại; quỷ thần này đóng một vai trò quan trọng trong các nghi thức thanh lọc tái sinh. Người đóng quỷ đặt bàn chân lên bếp lò đặt giữa khu vực nhảy múa và trình diễn các động tác mô phỏng việc tách núi.
Điệu nhảy này có ba cậu bé sử dụng các đạo cụ nghi thức: quạt giấy, gươm gỗ, gươm sắt. Điệu múa này các cậu bé sẽ học sau điệu Hana-no-mai, là điệu múa nâng cao hơn.
Quỷ thần này là một trong những quỷ thần quan trọng nhất, và người dân địa phương gọi là “Sakaki vĩ đại.” Quỷ thần Sakaki Oni múa điệu henbedance, mang lại sự hồi sinh và sức sống mới cho thế gian.
Vũ công này đeo mặt nạ negi và nhảy múa với hino-negibei (gậy phép có đầu tua rua) và chuông. Hino Negi đối đáp với negi khác, và điệu múa cũng bao gồm nghi thức thanh tẩy bằng nước.
Điệu múa này được thực hiện bởi một Miko, Okame (vũ nữ), và Hyottoko (vũ nam) đeo mặt nạ. Họ tiến vào khu vực múa với gohei-mochi (bánh gạo nướng), surikogi (chày giã) và shamoji (vá múc cơm) trong tay, để ban phước lành cho dân làng. Người ta cho rằng đó sẽ là điềm tốt cả năm cho những ai được vẩy gạo hay miso (nước đậu tương lên men) lên người mình.
Điệu múa này được thực hiện bởi bốn thanh niên, kéo dài khá lâu và bao gồm các điệu múa khó, đòi hỏi phải có sức mạnh thể chất và kỹ thuật tinh tế. Quạt giấy, gươm gỗ, gươm sắt được dùng làm đạo cụ trong nghi thức, nhưng trong một số trường hợp một chiếc áo choàng cũng được sử dụng trong nghi thức múa quạt.
Vũ công này đeo mặt nạ Okina và múa với một cây gậy phép okinabei và chuông. Vũ công này tham gia đối đáp với negi. Điệu múa này luôn là màn trình diễn sôi động, cả hai diễn viên diễn cảnhđối đáp hài hước về quê hương của Okina, tiểu sử cá nhân và về cuộc sống với gia đình vợ của ngài, khiến khán giả cũng vui vẻ góp lời hưởng ứng theo.
Điệu múa này có nhịp độ nhanh nhất, gồm có bốn cậu bé mang theo yutabusa (cọ làm bằng rơm) và khi điệu múa kết thúc, nước nóng được vẩy khắp khu vực múa để thanh tẩy. Nước vẩy ra được khán giả hoan nghênh bởi được rắc nước lên người sẽ xua tan bệnh tật.
Trong điệu múa của mình, quỷ thần cuối cùng này dùng búa gỡ tổ ong (otakara) treo từ yubuta (mái che phía trên) và khán giả tranh nhau lấy lộc rơi xuống. Tổ ong này chứa những đồng xu được thanh tẩy và các dải giấy ngũ sắc.
Con sư tử dọn bếp, còn được gọi là Sư tử thanh tẩy, là điệu nhảy cuối cùng của lễ hội Hoa (Hana Matsuri). Shishi (sư tử) xuất hiện bò quanh khu vực múa để trình diễn điệu nhảy thanh tẩy.
Trong nghi lễ này, Hana Dayu (thần chủ) mang một mặt nạ hiền hòa và thực hiện nhiều cách khác nhau để xoa dịu những vị thần nóng tính và hung bạo. (Ở một số nơi, nghi lễ này sẽ có hai người thực hiện.)